Trao đổi về công nghệ tái chế khoáng sản của Viện KIGAM - Hàn Quốc
Ngày cập nhật 17-08-2017
Trao đổi về công nghệ tái chế khoáng sản của Viện KIGAM - Hàn Quốc
Chiều 25/8 tại Phòng 101B8, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí đã diễn ra buổi hội thảo chuyên đề "Công nghệ mới về tái chế tài nguyên khoáng sản" do các chuyên gia đến từ Hàn Quốc trình bày.
Các chuyên gia của Viện Khoa học địa chất và Tài nguyên khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM) đã trình bày về công nghệ mới về tái chế tài nguyên khoáng sản
Tham dự hội thảo có TS Bùi Trọng Vinh - Phó Trưởng khoa KT Địa chất - Dầu khí; các Thầy/ cô giảng viên và đông đảo sinh viên của khoa. Tại đây, các chuyên gia của Viện Khoa học địa chất và Tài nguyên khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM) đã trình bày về công nghệ mới về tái chế tài nguyên khoáng sản cũng như khả năng chuyển giao cho Việt Nam. Đồng thời, các chuyên gia đến từ Viện KIGAM cũng giới thiệu hoạt động nghiên cứu của Viện, các công trình nghiên cứu cũng như khả năng trao đổi hợp tác với khoa.
Buổi hội thảo hôm nay cũng nhằm tiến tới nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa hai bên nhằm tạo tiền đề hai bên khai thác thế mạnh, phát triển trao đổi hợp tác trong nghiên cứu, giáo dục ngày càng bền chặt.
Quang cảnh buổi trao đổi về công nghệ tái chế khoáng sản tại khoa KT Địa chất - Dầu khí
Trong thời gian gần đây, Khoa KT Địa chất - Dầu khí là một thành viên tích cực của chương trình AUN/SEED-Net và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực Kỹ thuật địa chất. Khoa có mối quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, công ty, tập đoàn về lĩnh vực Địa chất và Dầu khí trong nước như: Công ty dầu khí BP, Liên doanh khai thác Dầu khí Việt – Nhật (JVPC), Việt nam – Malaysia (Petronas), Liên doanh Dầu khí Cửu Long JOC, Hoàng Long JOC, Hoàn Vũ JOC,...; Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí Schlumberger, Halliburton, BJ, Baker... Các trường đại học và tổ chức quốc tế như: Trường đại học Adelaide (Australia), Heriot Watt (Scotland), NTNU (Norway), Gadjah Mada (Indonesia), Dầu khí (Brunei), Osaka (Nhật Bản), AIT (Thái Lan); Viện tài nguyên và khoáng sản Hàn Quốc; Hiệp hội kỹ sư dầu khí quốc tế (SPE) và Hiệp hội các nhà Địa chất dầu khí Hoa Kỳ (AAPG)...